Những Phương Pháp Kiểm Tra Tình Trạng Ổ HDD

Có phải bạn đang sử dụng ít nhất một ổ cứng HDD?

Nếu mình đoán không nhầm, bạn muốn tìm cách kiểm tra, check test ổ cứng để nắm rõ tình trạng linh kiện và tối ưu hóa nó?

Tại sao mình biết ư? Vì mình cũng đang sử dụng một ổ cứng HDD gắn vào laptop.

Và sự thật là chúng ta không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của ổ cứng HDD đối với máy tính. Chúng có khả năng lưu trữ tuyệt vời, giúp người dùng giải quyết công việc đơn giản và dễ dàng hơn nhiều.

Một thiết bị hoàn hảo như vậy thì dĩ nhiên cần được kiểm tra thường xuyên, định kỳ rồi.

Mình đã tổng hợp tất cả những cách hữu ích nhất mà bất kỳ ai, kể cả người mới mua ổ cứng cho đến những người đã sử dụng ổ cứng được một thời gian đều có thể áp dụng.

Và bất kỳ ai cũng có nghĩa là dù bạn không hiểu gì về máy tính, bạn cũng có thể làm được.

Tất cả những gì bạn cần là đọc bài viết dưới đây, và làm theo những hướng dẫn đơn giản này.

Bắt đầu thôi nào!

1. Vì Sao Nên Kiểm Tra Ổ Cứng HDD Thường Xuyên?

Ổ cứng nói chung có vai trò vô cùng quan trọng với máy tính. Nó giống như khả năng ghi nhớ của máy vậy. Máy có thể nhớ nhanh, nhớ lâu, nhớ chính xác hay không đều phụ thuộc vào ổ cứng.

Hiện nay, chúng ta có 2 loại ổ cứng là SSD và HDD. SSD thì có khả năng nhớ nhanh, nhớ lâu nhưng lại không thể nhớ được nhiều. Trừ khi bạn bỏ ra một số tiền khủng để sở hữu những SSD với dung lượng lớn.

Trong khi đó, ổ HDD thì có phần chậm chạp hơn SSD nhưng lại lưu trữ được nhiều thông tin hơn.

Thế nhưng, dù có là loại ổ cứng nào đi nữa thì nó luôn đóng vai trò thiết yếu, không thể bị thay thế.

Chắc hẳn chúng ta đã biết quá rõ điều gì sẽ xảy ra nếu ổ cứng, đặc biệt là HDD gặp vấn đề. Máy sẽ không thể lưu trữ thông tin hoặc đọc các tập tin đã lưu trước đó. Hoặc nếu có thì thời gian xử lý sẽ vô cùng lâu.

Do đó, việc kiểm tra, check, test ổ cứng thường xuyên sẽ giúp người dùng nắm được tình trạng ổ cứng, phát hiện ra những lỗi mà ổ cứng gặp phải. Từ đó có thể giữ cho ổ cứng nói riêng và máy tính nói chung hoạt động trơn tru, mượt mà nhất.

Vì vậy, việc kiểm tra ổ cứng là điều mà chúng ta nên làm thường xuyên.

2. Kiểm Tra Hiện Trạng Bên Ngoài Của Ổ HDD

Có rất nhiều cách để kiểm tra ổ cứng HDD. Cách trực quan nhất là chúng ta check hiện trạng bên ngoài của ổ. Phương pháp này thường áp dụng với ổ cứng HDD rời, hoặc những HDD bạn chưa lắp cố định vào máy.

Trong trường hợp bạn đã lắp ổ cứng HDD vào máy tính xách tay hoặc PC, nếu bạn có thể quan sát được ổ cứng thì cũng có thể áp dụng phương pháp này.

Như chúng ta đã biết, ổ cứng HDD gồm nhiều đĩa từ xếp chồng lên nhau. Và dữ liệu được lưu trữ trên bề mặt các đĩa này.

Có thể nói, mặt đĩa là thành phần quan trọng nhất của HDD. Do vậy, chúng ta nên ưu tiên kiểm tra mặt đĩa đầu tiên.

Bạn hãy quan sát kỹ xem phần mặt đĩa có bất kỳ vết xước nào không? Bởi những vết xước trên mặt đĩa tưởng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới khả năng hoạt động của ổ cứng. Nếu dữ liệu bị ghi vào phần xước đó thì khi bạn mở nó ra trên máy tính sẽ vô cùng khó khăn.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới đầu đọc của ổ cứng HDD. Khi mở hoặc lưu thông tin, ổ đĩa sẽ quay và đầu đọc sẽ di chuyển để đọc/ghi dữ liệu. Quá trình này có thể tạo ra ma sát khiến đầu đọc bị mòn, đôi khi là gãy.

Mặc dù tình trạng này không xảy ra quá phổ biến, nhưng chúng ta cũng không nên ngó lơ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đảm bảo rằng các thành phần của ổ cứng không bị lỏng. Nếu đã lắp vào máy thì nên chắc chắn giắc cắm được giữ chặt, không bị bung, tuột.

3. Check Tình Trạng Hoạt Động Của Ổ HDD

Chúng ta sẽ đều phải công nhận rằng ổ cứng là linh hồn của PC, là nơi lưu trữ tất cả các dữ liệu quan trọng nhất của bạn.

Vì lý do này, đảm bảo ổ cứng của bạn, đặc biệt là loại HDD luôn hoạt động tốt là rất quan trọng.

Có nhiều cách khác nhau để kiểm tra ổ HDD. Từ các phương pháp tích hợp sẵn trong Windows đến các công cụ chẩn đoán của nhà sản xuất ổ cứng.

Bạn có thể áp dụng tất cả hoặc chỉ một trong các phương pháp dưới đây. Và bạn hoàn toàn nắm rõ được tình trạng ổ HDD của mình.

3.1. Kiểm Tra Bằng BIOS

Đa số những máy tính ngày nay đều cho phép người dùng có thể dễ dàng chạy kiểm tra ổ HDD trong BIOS.

Mỗi máy khác nhau sẽ có cách vào hệ thống BIOS khác nhau. Khởi động lại máy tính của bạn và sau khi máy bật lại, nhấn các phím hoặc tổ hợp phím dưới đây để vào hệ thống BIOS trong máy của bạn.

  • Dell: F2 hoặc F12
  • HP: ESC hoặc F10
  • Acer: F2 hoặc Del
  • ASUS: F2 hoặc Del
  • Lenovo: F1 hoặc F2
  • MSI: Del
  • Toshiba: F2
  • Samsung: F2
  • Microsoft Surface: Nhấn và giữ nút tăng âm lượng

Khi đã vào được BIOS, bạn có thể dễ dàng kiểm tra, check test ổ HDD. Mỗi loại bo mạch chủ sẽ có phương thức hoạt động khác nhau.

Trên máy tính xách tay Dell và HP, bạn có thể kiểm tra tình trạng ổ cứng bằng cách vào BIOS và tìm kiếm “Diagnostics”.

3.2. Kiểm Tra Mức Độ Phân Mảnh Của Ổ HDD

Một trong những tình trạng thường gặp nhất của ổ cứng HDD đó là sự phân mảnh.

Nếu bạn cảm thấy ổ cứng HDD của mình đang bị chậm lại, thì bạn nên kiểm tra xem tình trạng phân mảnh của HDD như thế nào.

Bạn có thể thực hiện việc kiểm tra này bằng công cụ chống phân mảnh được tích hợp sẵn trong các máy tính sử dụng Windows 10.

Gõ “defrag” trong menu Start, sau đó chọn vào “Defragment and Optimize Drives”, lúc này cửa sổ chứa thông tin ổ cứng HDD của bạn sẽ hiện ra.

Bạn nhấn chọn lần lượt từng phân vùng ổ đĩa hoặc phân vùng mà muốn check và nhấp vào “Analyze”. Nếu phát hiện phân mảnh, hãy nhấp vào “Optimize” (với một số máy thì là “Defrag”) để chống phân mảnh ổ đĩa.

Bạn cũng có thể nhấp chuột phải vào ổ đĩa trong File Explorer, chọn “Properties”, chọn “Tools” và nhấn vào “Optimize”.

Đây là cách vô cùng hiệu quả để người dùng kiểm tra, check test ổ HDD mặc dù Windows 10 sẽ tự động xử lý quá trình này.

3.3. Check Ổ HDD Bằng Công Cụ CHKDSK

Công cụ Windows CHKDSK là một công cụ Windows tích hợp sẵn sẽ quét đĩa của bạn để tìm lỗi hệ thống và các thành phần gặp vấn đề.

Nó cũng giúp kiểm tra check test ổ HDD bằng cách hiển thị cho bạn các lỗi mà HDD gặp phải. Nó sẽ vừa quét vừa khắc phục sự cố (nếu có thể) và sẽ cho bạn biết nếu có sự cố nghiêm trọng hơn mà nó không thể khắc phục.

Bạn có thể sử dụng công cụ này để vừa kiểm tra tình trạng ổ đĩa vừa sửa lỗi và các thành phần xấu nếu có thể.

Để sử dụng công cụ CHKDSK, hãy mở File Explorer, nhấp chuột phải vào phân vùng ổ đĩa cứng mà bạn muốn kiểm tra lỗi, chọn “Properties” và nhấp vào tab “Tools” và click vào “Check”.

Thông thường, bạn sẽ nhận được thông báo “You don’t need to scan this drive” trong hầu hết các trường hợp. Điều này là do Windows 10 tự động quét các vấn đề về sức khỏe ổ đĩa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chạy quét thủ công nếu muốn.

3.4. Sử Dụng Công Cụ WMIC

WMIC là một giao diện dòng lệnh cho phép bạn thực hiện nhiều tác vụ quản trị, bao gồm cả việc kiểm tra tình trạng ổ cứng HDD.

Công cụ này dựa trên S.M.A.R.T. (Self-Monitoring, Analysis and Reporting Technology) (Công nghệ tự giám sát, phân tích và báo cáo) của đĩa cứng để xem trạng thái hoạt động và đưa ra kết luận.

Đây là một lệnh rất cơ bản được tích hợp sẵn của Windows mà ai cũng có thể thực hiện để nắm rõ sức khỏe của đĩa cứng HDD.

Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R và gõ “cmd” rồi nhấn Enter. Lúc này một cửa sổ cho phép người dùng gõ các lệnh sẽ mở ra.

Gõ “wmic” và nhấn Enter.

Sau đó, bạn gõ “diskdrive get status” và nhấn Enter lần nữa. Sau một khoảng thời gian ngắn, bạn sẽ thấy trạng thái của ổ đĩa cứng HDD của mình.

3.5. Sử dụng phần mềm CrystalDiskInfo

CrystalDiskInfo là một công cụ thực sự đơn giản mà vô cùng mạnh mẽ. Đây là một phần mềm miễn phí, cực kỳ nhẹ.

Nó cung cấp tất cả các thông tin cần thiết, chẳng hạn như nhiệt độ, tình trạng sức khỏe, loại đĩa cứng và các tính năng cũng như các thuộc tính khác, như tỷ lệ lỗi đọc / ghi, thời gian quay vòng, v.v. .

Khi bạn tải xuống và giải nén tệp, hãy chọn công cụ phù hợp cho phiên bản Windows 10 của bạn. Hoặc “DiskInfo32” hoặc “DiskInfo64.”

Đối với máy tính của mình, mình chọn phiên bản 64 bit.

Sau khi bạn chọn công cụ phù hợp, bạn sẽ không thấy gì xảy ra trong khoảng 10 giây, sau đó bạn sẽ thấy một báo cáo đầy đủ về tình trạng HDD.

Trong menu Function, bạn có thể chọn các tùy chọn nâng cao hơn. Bạn thậm chí có thể yêu cầu phần mềm kiểm tra tình trạng đĩa cứng khi khởi động.

Ngoài ra còn có các phần mềm kiểm tra check test sức khỏe ổ cứng HDD khác như Hard Disk Sentinel hay HDDScan. Cả hai phần mềm này đều vô cùng hữu ích

4. Các dấu hiệu cho thấy ổ HDD đang gặp vấn đề

Như mình đã nói ở trên, ổ cứng chính là kho lưu trữ đáng tin cậy nhất của máy tính, một khi ổ bị hỏng thì nhiều khả năng dữ liệu cũng sẽ không thể lấy lại được.

 

Thông thường, nếu bạn bảo quản máy cẩn thận, thì nên thay mới HDD sau 3-5 năm.

Nếu máy tính của bạn gặp phải những vấn đề sau, hãy cân nhắc đến việc sửa chữa, lắp mới ổ cứng.

  • Ổ cứng bị lỗi bad sector, dữ liệu bị định dạng raw
  • Ổ cứng bị phân mảnh quá nhiều
  • Tốc độ truy xuất dữ liệu bị chậm
  • Dung lượng lưu trữ đã đầy
  • Thời gian khởi động máy, khởi động phần mềm lâu

Và trên đây là toàn bộ những cách mà mình đã từng áp dụng để có thể kiểm tra, hay check, test ổ cứng HDD.

Các bạn hãy thử áp dụng những phương pháp trên nhé. Hiện mình đã sử dụng ổ được khoảng hơn 2 năm và vẫn chưa có dấu hiệu hỏng hóc nghiêm trọng nào cả.

 

Follow Fanpage của bọn mình để theo dõi Tin tức Giải trí, Thủ thuật Công nghệ và Cập nhật Khuyến mãi, tặng quà Give Away, Mini-game… nhé!